Khái quát về dầu tràm
Dầu tràm là một loại tinh dầu được chiết xuất từ những bộ phận cây tràm. Trong dầu tràm có chứa Cineol (Eucalyptol / 1,8 – cineole) và α-Terpineol. Hai hợp chất hữu cơ này cực kỳ tốt cho cơ thể, phù hợp với nhiều đối tượng, đặc biệt dầu tràm là vật bất ly thân của mẹ bỉm sữa trong công cuộc chăm con.
Dầu tràm có thể chia thành 2 loại:
-
Dầu tràm gió: Sinh trưởng và phát triển chủ yếu ở khu vực Đông Nam Á trong đó có Việt Nam. Thành phần chủ yếu của tinh dầu tràm gió là Cineol và Alpha Terpineol. Trong đó, Cineol chiếm hàm lượng cao và nhân tố chính tạo nên sự thần kì của dầu tràm.
-
Dầu tràm trà: có xuất xứ từ xứ sở Kangaroo. Dầu tràm trà có chứa Gamma-terpinene và terpinen-4-ol. Nhờ hai hợp chất trên mà loại dầu này được ứng dụng chủ yếu trong chăm sóc da.
Tác dụng của dầu tràm đối với sức khỏe
Dầu tràm có rất nhiều tác dụng hữu hiệu đối với con người. Điển hình là một số tác dụng sau:
-
Tác dụng của dầu tràm trong phòng ngừa và hỗ trợ điều trị các bệnh về hô hấp
Dầu tràm được sử dụng nhiều trong điều trị các bệnh thông thường như ho, viêm phế quản, viêm thanh quản. Trong dầu tràm chứa Cineol nhằm tăng tính nóng của cơ thể giúp giữ ấm cơ thể. Chính vì vậy, có thể tiêu diệt các virus gây ho và các bệnh liên quan đến đường hô hấp. Dầu tràm có chức năng thông mũi hiệu quả, nếu bị nghẹt mũi chỉ cần ngửi dầu tràm thì triệu chứng sẽ giảm ngay. Ngoài ra, trong trường hợp thời tiết chuyển mùa, dầu tràm còn có thể hỗ trợ phòng ngừa nhiều căn bệnh phổ biến khác.
-
Tác dụng của dầu tràm giúp kháng khuẩn, chống viêm hiệu quả
Đây chính là tác dụng lớn nhất mà dầu tràm mang lại bởi vì chứa hàm lượng Cineol cao. Hợp chất Cineol nổi tiếng với khả năng sát khuẩn, thường sử dụng để khử trùng vết thương, đặc biệt dùng để tắm cho bé sơ sinh. Thông thường, cơ thể của bé sơ sinh có tỷ lệ nhiễm khuẩn cao, nên sử dụng dầu tắm em bé Cung Đình để tắm cho bé là phương pháp vừa hiệu quả, an toàn lại cực kỳ tốt cho bé.
Dầu tắm em bé Cung Đình
-
Chăm sóc da hiệu quả cũng là một tác dụng của dầu tràm
Cineol có trong dầu tràm nổi tiếng với tính kháng khuẩn cao cho nên nhiều người sử dụng dầu tràm sát khuẩn dùng để điều trị mụn mủ hoặc mụn trứng cá. Ngoài ra, bởi vì có tính kháng khuẩn nên được sử dụng để làm sạch da chống lại sự tích tụ vi khuẩn trên da. Chính nhờ tác dụng tuyệt vời đó và dầu tràm trở thành sản phẩm trong quá trình chăm sóc da của chị em.
-
Tác dụng của dầu tràm giúp giảm đau mỏi hiệu quả
Khi gặp các vấn đề về đau mỏi vai gáy, đau cơ thì dầu tràm chính là loại dầu xoa bóp phát huy hiệu quả tốt nhất tại thời điểm đó. Ngoài ra, hợp chất Cajeput chứa trong dầu tràm có tác dụng kháng viêm hiệu quả nên hay dùng để xóa tan các khối u và bầm tụ do chấn động gây nên.
Tác dụng của dầu tràm là xoa bóp giảm đau hiệu quả
-
Điều trị vết côn trùng cắn và hạn chế côn trùng
Tác dụng này ở dầu tràm khá là phổ biến. Thông thường khi bị muỗi hoặc côn trùng cắn thì chỉ cần bôi dầu lên vết thương. Vết thương sẽ được bảo vệ, nhanh lành, giảm đau, vết sưng tan nhanh. Ngoài ra, để hạn chế côn trùng có trong nhà thì nhiều người còn dùng dầu tràm để xông nhằm xua đuổi côn trùng.
>> Tham khảo các sản phẩm dầu tràm Cung Đình chất lượng nhất hiện nay
-
Tác dụng của dầu tràm trong vệ sinh răng miệng.
Nổi tiếng với khả năng sát khuẩn, dầu tràm được dùng để vệ sinh răng miệng. Đa số, trong khoang miệng luôn tồn tại vi khuẩn gây ra mùi hôi khó chịu. Để khắc phục trường hợp đó, nhiều người pha loãng dầu tràm và súc miệng mỗi ngày. Làm như vậy, thì lượng vi khuẩn được kiểm soát và hạn chế mùi hôi giúp răng miệng của bạn thơm tho cả ngày.
Sử dụng như thế nào để phát huy tối đa tác dụng của dầu tràm
-
Liều lượng sử dụng
Mặc dù là dầu tràm tốt nhưng nên sử dụng liều lượng hợp lý. Nếu sử dụng để tắm cho bé hoặc cho người lớn có thể dùng khoảng 4 giọt hoặc tùy vào lượng nước để có mùi hương nhẹ. Nếu là để bôi trực tiếp lên da thì chỉ cần 1 đến 2 giọt, đặc biệt, da trẻ sơ sinh khá mỏng chỉ cần 1 giọt nhỏ để bôi lên vết thương.
Lưu ý sử dụng để phát huy tối đa tác dụng của dầu tràm
-
Cẩn thận đừng để dầu ảnh hưởng đến các vùng nhạy cảm
Nếu sử dụng cho bé nên tránh vùng mắt, mặt vì nếu tiếp xúc với dầu tràm có thể gây ra dị ứng. Không nên bôi trực tiếp lên mũi có thể làm tổn thương da ở vùng mũi vì ở vùng này da của bé khá mẫn cảm.
Thông thường, có thể bôi ở lưng, ngực hoặc lòng bàn chân bé. Nhưng vì da bé khá mỏng nên khi bôi thấy nổi mẩn đỏ hoặc ngứa thì các mẹ nhớ chú ý đừng tiếp tục bôi nữa nhé.
-
Không nên quá lạm dụng dầu tràm
Dùng dầu tràm khi bé gặp các vấn đề về sức khỏe hay vào lúc thay đổi thời tiết để hạn chế khả năng bé bị bệnh. Trường hợp, sức khoẻ bé bình thường thì không nên sử dụng.
Dầu tràm khá lành tính và nhiều tác dụng có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, khi sử dụng cần lưu ý để phát huy hết tác dụng của dầu tràm. Nếu các bạn quan tâm và có nhu cầu đến Dầu tràm Cung Đình. Có thể ghé trực tiếp hoặc truy cập Dầu tràm Cung Đình để tìm hiểu thông tin nhé!
Viết bình luận
Bình luận
Hiện tại bài viết này chưa có bình luận.