Từ lâu, yến sào đã được người Việt coi là món ăn dinh dưỡng, giúp tăng cường sức khỏe và phát triển trí não cho bé. Hôm nay, bạn hãy cùng Dầu Tràm Cung Đình tìm hiểu các cách chế biến yến sào cho trẻ em sao cho ngon nhưng vẫn giữ được những dưỡng chất cần thiết nhé.
I. Khi nào nên bổ sung yến sào cho trẻ em?
Trước khi tìm hiểu về cách chế biến yến sào cho trẻ em, bạn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về độ tuổi thích hợp để bổ sung yến sào cho con yêu thương nhà mình.
- Trẻ em dưới 6 tháng tuổi: Bạn tuyệt đối không nên cho bé dưới 6 tháng tuổi ăn yến sào. Trong giai đoạn này, bé cần chất dinh dưỡng hoàn toàn bằng sữa mẹ hoặc sữa công thức để đảm bảo sự phát triển, cũng như an toàn cho hệ tiêu hóa nhạy cảm của bé.
- Trẻ từ 6 – 12 tháng tuổi: Bé đang trong giai đoạn ăn dặm và khám phá thế giới thực phẩm. Tuy nhiên, yến sào không phải là lựa chọn cần thiết trong thời gian này. Trẻ cần tập trung vào việc ăn rau, thịt, cá và các loại thực phẩm bổ sung chất dinh dưỡng phù hợp với sự phát triển của cơ thể.
- Trẻ từ 12 tháng tuổi trở đi: Bé đang ở giai đoạn năng động, hiếu động và cần lượng năng lượng đáng kể để đảm bảo sức khỏe và phát triển toàn diện. Đây cũng là thời điểm lý tưởng để bổ sung yến sào cho trẻ em vào thực đơn dinh dưỡng cho bé.
Yến sào là thực phẩm rất tốt cho sự phát triển của bé
II. Liều lượng yến sào cho trẻ em như thế nào thì phù hợp?
Bạn cần lưu ý:
- Trẻ dưới 10 tuổi: Bạn hãy cho bé ăn không quá 2g yến sào/ngày và giới hạn sử dụng khoảng 3 lần/tuần. Điều này giúp đảm bảo bé tiếp nhận lượng dinh dưỡng thích hợp mà không gây quá tải cho cơ thể nhỏ bé.
- Trẻ trên 10 tuổi: Khi bé đã lớn hơn, bạn có thể tăng lượng yến sào cho bé dùng mỗi ngày lên khoảng 5g. Liều lượng này giúp cơ thể bé phát triển tốt và duy trì sức khỏe trong giai đoạn tăng trưởng quan trọng này. Bạn có thể cho bé thưởng thức yến sào hàng ngày, nhưng vẫn cần đảm bảo cân nhắc với chế độ ăn uống tổng thể của bé.
III. Nên dùng yến sào cho trẻ em vào thời điểm nào?
Để bé yêu phát triển toàn diện và khỏe mạnh, việc bổ sung yến sào cho trẻ em vào thực đơn là một điều hết sức hữu ích. Tuy nhiên, để tận dụng tối đa lợi ích dinh dưỡng của yến sào, bạn hãy lưu ý thời gian ăn yến sào của bé.
- Buổi sáng sau khi thức dậy: Khi bé cảm nhận dạ dày đói, đó là thời điểm lý tưởng để bổ sung yến sào vào bữa sáng của bé. Yến sào sẽ cung cấp cho cơ thể nhỏ bé một lượng dinh dưỡng quý giá, giúp bé bắt đầu ngày mới tràn đầy năng lượng và sự tỉnh táo.
- Buổi tối trước khi đi ngủ 1 tiếng: Trước giờ ngủ, cơ thể bé đang trong quá trình phát triển và hấp thụ dinh dưỡng một cách tích cực. Bổ sung yến sào vào thời điểm này giúp cung cấp nguồn dinh dưỡng dồi dào cho bé, hỗ trợ sự tăng trưởng và phát triển của cơ thể bé trong giấc ngủ.
>> Tham khảo các sản phẩm Tổ Yến chưng cung đình được yêu thích nhất hiện nay
IV. Cách chế biến yến sào cho trẻ em thơm ngon và bổ dưỡng
Sau đây là một số cách chế biến yến sào ngon nhất mà bạn có thể tham khảo:
a. Yến chưng với đường phèn
Đây là món yến sào cho trẻ em rất dễ thực hiện nhưng được đánh giá rất cao bởi nó giữ lại nhiều dưỡng chất giá trị nhất từ yến sào.
Yến chưng đường phèn - món ăn thơm ngon bạn không thể bỏ qua
Nguyên liệu
- 1-3g tổ yến
- 1 ít đường phèn
Cách làm
- Bước 1: Làm sạch tổ yến để loại bỏ lông và tạp chất. Sau đó, hòa tổ yến đã làm sạch cùng với đường phèn vào một bát ăn cơm hoặc thố nhỏ. Đổ nước vào bát.
- Bước 2: Đặt bát tổ yến vào nồi đã chuẩn bị và đổ nước vào nồi đến mức vừa ngập 1/4 thân của bát.
- Bước 3: Đun lửa lớn đến khi nước sôi, sau đó vặn nhỏ lửa. Tuỳ vào loại yến sào mà thời gian chưng sẽ dài hay ngắn.
- Bước 4: Thông thường, bạn chỉ cần chưng trong khoảng 20 phút là đủ. Không nên chưng quá lâu để tránh yến trở nên nhão, mất chất dinh dưỡng và mùi đặc trưng của yến sào cho trẻ em.
- Bước 5: Khi tổ yến đã đạt độ mềm mà bé thích, tắt bếp và dùng ngay khi nóng hoặc để nguội đều được.
b. Cách làm yến chưng Cung Đình
Ngoài đường phèn thì bạn cũng có thể kết hợp thêm những nguyên liệu như táo đỏ, hạt sen để chế biến thành món yến chưng cung đình bổ dưỡng.
Yến chưng cung đình bổ dưỡng
Nguyên liệu
- 1 tai yến lớn
- 10 hạt sen
- 3 hạt bạch quả
- 10 trái táo đỏ
- 20g đường phèn
Cách làm
- Bước 1: Trước tiên, ngâm yến sào trong nước ấm trong khoảng 1-2 giờ, cho đến khi nở mềm.
- Bước 2: Đối với hạt sen, táo đỏ và bạch quả, hãy luộc riêng từng loại cho mềm để tăng thêm sự hòa quyện trong món ăn.
- Bước 3: Đổ đường phèn vào một nồi nhỏ, sau đó thêm nước nấu để tan đường. Khi đường đã tan hoàn toàn, hãy lược sạch để đảm bảo món yến chưng được thơm ngon hơn.
- Bước 4: Tiến hành cho tất cả nguyên liệu vào thố chưng cách thủy, và chưng trong khoảng 45 phút. Khi món ăn đã sẵn sàng, bé có thể thưởng thức món yến chưng cung đình nóng hoặc lạnh tùy ý thích.
c. Món cháo từ yến sào và thịt gà
Món cháo yến nấu với thịt gà sẽ là lựa chọn yến sào cho trẻ em lý tưởng để bé thưởng thức vì chúng vừa ngon miệng lại vừa bổ dưỡng.
Món cháo được chế biến từ yến và thịt gà
Nguyên liệu
- 10g yến sào cho trẻ em.
- 1 nắm gạo nếp.
- 1 nắm gạo tẻ.
- 30g ức gà + 1 nhánh gừng + ½ củ cà rốt.
- Một số gia vị cơ bản.
Cách làm
- Bước 1: Bạn làm sạch tổ yến với nước và ngâm khoảng 30 phút để yến nở đều. Nếu có yến tươi, bạn không cần ngâm yến với nước.
- Bước 2: Lấy yến ra và để cho ráo nước
- Bước 3: Đặt yến vào bát và hấp cách thủy trong vòng 30 phút.
- Bước 5: Tiếp theo, bạn sơ chế thịt gà, làm sạch, luộc chín và xé nhỏ hoặc xay nhuyễn.
- Bước 6: Gạo nếp và gạo tẻ vò sạch và nấu cháo. Sử dụng nước luộc gà trước đó để nấu cháo để gia tăng hương vị và dinh dưỡng.
- Bước 7: Khi cháo đã chín nhừ, cho yến và thịt gà vào nấu sôi trong 10 phút nữa, sau đó tắt bếp.
- Bước 8: Cuối cùng, hãy nêm gia vị yến sào cho trẻ em cho vừa miệng và múc cháo ra bát để bé ăn ngay khi còn nóng.
Chăm sóc sức khỏe và dinh dưỡng cho trẻ nhỏ là một trong những điều quan trọng nhất mà các bậc phụ huynh quan tâm. Trên đây là các cách chế biến yến sào cho trẻ em đơn giản mà Dầu Tràm Cung Đình muốn giới thiệu đến các bạn. Hy vọng chúng sẽ giúp bạn có được những gợi ý để chế biến được món ngon từ yến phù hợp với khẩu vị của con em mình.
Viết bình luận
Bình luận
Hiện tại bài viết này chưa có bình luận.