1. Phương pháp xông hơi giải cảm
Xông hơi được coi là phương pháp chăm sóc sức khỏe của y học dân gian đã xuất hiện từ rất lâu trước đây. Phương pháp này áp dụng trên nguyên tắc điều hoà thân nhiệt của cơ thể bằng cách ra mồ hôi.
Xông hơi giải cảm bằng dầu xông Cung Đình
Việc cơ thể ra mồ hôi và giãn nở các mạch máu có thể giúp cho cơ thể giải cảm, hạ sốt. Đồng thời, hỗ trợ việc điều hoà huyết áp, giảm stress và giải độc cho cơ thể trong nhiều trường hợp đặc biệt khác nhau.
Có hai loại xông hơi giải cảm chính là:
- Xông hơi khô (phương pháp xông hơi bằng nhiệt): phương pháp này áp dụng nguyên lý bức xạ nhiệt. Từ đó, hơi nóng có thể ngấm vào da thịt, làm giãn nở các lỗ chân lông và các mao mạch. Khi được giãn nở thế các chất độc sẽ được đào thải qua lỗ chân lông và giúp tinh thần thoải mái hơn.
- Xông hơi ướt (tắm hơi ướt): đây là phương pháp xông hơi trong một căn phòng kín. Căn phòng này có nhiệt độ khoảng 45 - 55 độ C và độ ẩm là 100%.
2. Xông hơi giải cảm bằng lá và tinh dầu
2.1 Xông hơi giải cảm bằng lá
Không phải bất kì loại lá nào cũng có thể dùng để xông hơi giải cảm. Cần phải chọn những loại lá chứa tinh dầu có tác dụng thông mũi - họng, tiêu độc. Một số loại lá có thể dùng để xông hơi giải cảm như: lá sả, tía tô, hương nhu, bạc hà, khuynh diệp,...
Xông hơi giải cảm bằng lá
Trong mỗi lần xông nên kết hợp nhiều loại lá với nhau (có thể kết hợp 4 -5 loại lá). Lượng nước nấu sử dụng mỗi lần xông là vào khoảng 4 lít nước. Và chỉ nên xông khoảng 10 -15 phút.
Khi xông thì có thể trùm kín bằng một chiếc mền để hạn chế tinh dầu bị bay ra ngoài. Không nên trùm quá nhiều mền, sẽ làm cho người xông bị cảm thấy bị ngạt.
2.2 Xông hơi giải cảm bằng tinh dầu thơm
Nếu như bạn ở thành phố hoặc những khu vực không có lá để xông thì bạn có thể thay thế những lá đó bằng các loại tinh dầu xông. Tinh dầu xông có tác dụng cũng không kém những lá từ thiên nhiên bởi những loại tinh dầu này được chiết xuất từ chính những cây đó.
Xông hơi giải cảm bằng tinh dầu
Một trong những tinh dầu được sử dụng nhiều nhất để xông hơi trị cảm là dầu xông cung đình. Ngoài ra, có thể sử dụng một số tinh dầu khác như: tinh dầu sả chanh, tinh dầu bạc hà, tinh dầu oải hương..
Tham khảo các sản phẩm Dầu tràm Cung Đình chất lượng nhất hiện nay.
3. Những đối tượng không nên sử dụng phương pháp xông hơi giải cảm
Xông hơi giải cảm là phương pháp thông dụng, được nhiều sử dụng. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể sử dụng phương pháp này. Sau đây sẽ là những đối tượng không nên xông hơi giải cảm để tránh xảy ra những điều không tốt:
- Những người bị cao huyết áp, bị các vấn đề về tim mạch, đang bị bệnh về mắt thì không nên sử dụng phương pháp này. Bởi xông hơi sẽ dễ lên các cơn cao huyết áp, gây trụy mạch. Ngoài ra, tinh dầu sẽ dễ bay vào mắt trong quá trình xông hơi nên khi đang bị bệnh về mắt thì cần tránh.
- Khi đang bị sốt quá cao, sợ nóng, sợ lạnh hoặc ra nhiều mồ hôi, sốt siêu vi thì cũng không nên sử dụng phương pháp này. Như thế dễ gây tác dụng ngược, làm bệnh nặng hơn.
- Những người bị suy nhược cơ thể, người già yếu, trẻ con, phụ nữ mới sinh hoặc đang mang thai hoặc trong kỳ kinh nguyệt,...cũng không nên xông hơi giải cảm. Người có da mẫn cảm cũng cần tìm hiểu về loại lá và tinh dầu sẽ xông để tránh bị dị ứng với tinh dầu.
Xông hơi giải cảm là một trong những phương pháp hiệu quả để trị cảm cúm. Tuy nhiên, không nên lạm dụng phương pháp này và cần tìm hiểu kỹ trước khi xông hơi. Nếu bạn còn thắc mắc về phương pháp này hoặc muốn tìm địa chỉ mua dầu xông cung đình uy tín hãy liên hệ với Dầu tràm Cung Đình để được hỗ trợ tốt nhất.
Viết bình luận
Bình luận
Hiện tại bài viết này chưa có bình luận.